Điện Năng Lượng Mặt trời - Bảng giá lắp đặt 2025

Năng lượng mặt trời từ lâu đã được biết đến là một nguồn tài nguyên vô tận, mang lại nhiều giá trị to lớn cho con người. Hệ thống điện năng lượng mặt trời ngày càng phổ biến. Chúng tiết kiệm điện, cung cấp điện sạch, và có thể bán điện thừa. Vì vậy, nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp đã chọn đầu tư vào giải pháp năng lượng xanh này để tối ưu hóa chi phí và thu về lợi nhuận.

Vì sao nên chọn đầu tư điện năng lượng mặt trời
Vì sao nên chọn đầu tư điện năng lượng mặt trời

1. Hệ thống điện năng lượng mặt trời là gì?

Hệ thống điện năng lượng mặt trời dùng các tấm pin quang điện. Chúng hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển hóa thành điện một chiều (DC). Sau đó, biến tần (inverter) chuyển đổi nó thành điện xoay chiều (AC) cho các thiết bị.

Hệ thống bao gồm:

  • Tấm pin mặt trời: Thu ánh sáng và tạo ra điện năng.
  • Biến tần: Chuyển đổi dòng điện từ DC sang AC.
  • Khung giá đỡ: Cố định tấm pin trên mái nhà hoặc mặt đất.
  • Phụ kiện: Gồm dây dẫn, cầu dao, công tắc và các thiết bị giám sát hiệu suất.

Các hệ thống có nhiều kích thước, từ 1 kW, 3 kW đến hàng MW, phù hợp với nhu cầu khác nhau của hộ gia đình và doanh nghiệp.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời
Hệ thống điện năng lượng mặt trời 

2. Hệ thống điện mặt trời hòa lưới (On-grid)

Hệ thống điện mặt trời hòa lưới (On-Grid) là một trong ba loại hệ thống điện mặt trời phổ biến hiện nay. Chúng là On-Grid (hòa lưới), Hybrid (hòa lưới có lưu trữ), và Off-Grid (độc lập). Hệ thống hòa lưới được ưa chuộng nhất. Nó tiết kiệm điện và tạo thu nhập từ việc bán điện dư thừa cho lưới quốc gia.

Xem thêm: Gói lắp đặt điện mặt trời bám tải hòa lưới (ONGRID) 4,72 kWp 1 Pha - Tiết kiệm 1,9TR/tháng

Nguyên lý hoạt động của hệ thống hòa lưới.

Hệ thống này hoạt động qua 5 bước cơ bản:

  • Các tấm pin năng lượng mặt trời hấp thụ ánh sáng (photon) và tạo ra dòng điện một chiều (DC) qua hiệu ứng quang điện.
  • Biến đổi điện năng, nguồn điện DC được chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều (AC) qua biến tần (inverter) để phù hợp với nhu cầu sử dụng trong gia đình hoặc doanh nghiệp.
  • Sử dụng điện trong gia đình, điện năng lượng mặt trời được ưu tiên sử dụng trước để cung cấp cho các thiết bị tiêu thụ điện.
  • Hòa vào lưới điện quốc gia. Khi sản xuất điện thừa, điện dư sẽ tự động được đẩy lên lưới điện quốc gia.
  • Tự động chuyển đổi nguồn điện. Nếu hệ thống không sản xuất đủ điện (ban đêm hoặc thời tiết xấu), nguồn điện từ lưới quốc gia sẽ được sử dụng.

Hệ thống On-Grid không sử dụng pin lưu trữ, giúp giảm đáng kể chi phí đầu tư ban đầu và bảo trì. Điện năng dư thừa được nhà nước mua lại, mang lại lợi ích kinh tế lâu dài cho người sử dụng. Tuy nhiên, do giá FIT mới chưa được áp dụng, nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp đã chọn giải pháp Zero Export (hòa lưới bám tải). Đây là một hình thức lắp đặt chỉ sản xuất điện đủ để tự sử dụng, không đẩy điện dư lên lưới.

Điện mặt trời hòa lưới vừa tiết kiệm chi phí, vừa là một hình thức đầu tư bền vững, thân thiện với môi trường. Nó cũng giảm sự phụ thuộc vào năng lượng truyền thống.

Hệ thống điện mặt trời hòa lưới (On-grid)
Hệ thống điện mặt trời hòa lưới (On-grid)

3. Cấu tạo hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới:

Dưới đây là bảng tổng hợp cấu tạo và chi phí lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới bám tải:

Thành phần

Tỷ lệ chi phí

Chức năng

Lưu ý

Tấm pin mặt trời45% - 60%Thu năng lượng từ ánh sáng mặt trời và chuyển hóa thành dòng điện một chiều (DC).- Chọn tấm Mono công suất lớn để tiết kiệm không gian.
- Tính số lượng tấm pin: Tổng công suất hệ thống ÷ Công suất mỗi tấm.
- Thương hiệu: Jinko Solar, Longi, AE Solar, Canadian Solar.
Biến tần (Inverter)15% - 25%Biến đổi dòng điện DC từ tấm pin thành dòng điện xoay chiều (AC) để sử dụng trong gia đình.- Công suất Inverter ≈ Công suất hệ thống.
- Thương hiệu: Sofar Solar, Renac, Canadian, Huawei.
- Bảo hành: 5 năm.
Cấu trúc khung, giá đỡ8% - 15%Hỗ trợ và giữ cố định các tấm pin trên mái nhà hoặc mặt đất.- Vật liệu: Thép hoặc nhôm.
- Đảm bảo vị trí lắp không có bóng râm, hướng về phía Nam.
Phụ kiện lắp đặt10% - 20%Bao gồm dây cáp, cầu dao, bộ giám sát, và các thiết bị nối dây hỗ trợ hoạt động hệ thống.- Dây cáp: AC bọc thép 4 lõi, DC lõi đơn bằng đồng.
- Bộ giám sát công suất: Dùng Chint 1 pha hoặc 3 pha.
Hệ thống giám sátPhụ thuộc dự ánTheo dõi lượng điện sản xuất, hiệu suất hoạt động, và cảnh báo khi có vấn đề.- Đảm bảo kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm các thay đổi hiệu suất tiềm năng.

Bảng này giúp bạn dễ dàng hình dung từng thành phần trong hệ thống, tỷ lệ chi phí và các điểm quan trọng cần lưu ý khi lắp đặt.

4. Điện năng lượng mặt trời áp mái có giá bao nhiêu?

Dưới đây là bảng báo giá tham khảo cho hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái:

Công suất hệ (KW)

Số tấm (Pin Jinko 535W)

Inverter

Diện tích (m²)

Đầu ra (KWh/tháng)

Báo giá (VNĐ)

3KW6Biến tần Sofar 3KW16360 – 45048 triệu
4KW8Biến tần Sofar 3.3KW21480 – 60060 triệu
5KW10Biến tần Sofar 5KW26600 – 75075 triệu
6KW12Biến tần Sofar 5.5KW31720 – 90090 triệu
8KW15Biến tần Sofar 7.5KW39960 – 1.200120 triệu
10KW19Biến tần Sofar 11KW491.200 – 1.500140 triệu
15KW29Biến tần Sofar 15KW751.800 – 2.250195 triệu
20KW38Biến tần Sofar 20KW982.400 – 3.000260 triệu
25KW47Biến tần Sofar 25KW1213.000 – 3.750325 triệu
30KW57Biến tần Sofar 30KW1473.600 – 4.500390 triệu
40KW752 Biến tần Sofar 20KW1934.800 – 6.000520 triệu
50KW94Biến tần Sofar 50KW2426.000 – 7.500650 triệu
60KW113Biến tần Sofar 60KW2907.200 – 9.000780 triệu
70KW1312 Biến tần Sofar 50KW & 20KW3378.400 – 10.500840 triệu
100KW1872 Biến tần Sofar 50KW48012.000 – 15.0001 tỷ – 1.2 tỷ

Lưu ý:

  • Bảng giá mang tính chất tham khảo, liên hệ trực tiếp với công ty để nhận được tư vấn và báo giá chi tiết.
  • Các dự án lớn hơn như 200KWp, 500KWp, 1MWp... sẽ được tính toán theo yêu cầu cụ thể.

    Điện năng lượng mặt trời áp mái
    Điện năng lượng mặt trời áp mái

5. Giá lắp điện năng lượng mặt trời năm 2025

Nhu cầu lắp đặt điện mặt trời ngày càng tăng do những lợi ích vượt trội về tiết kiệm chi phí điện và bảo vệ môi trường. Dưới đây là chi tiết bảng giá và hướng dẫn giúp bạn chọn hệ thống phù hợp.

1. Chi phí lắp hệ thống điện mặt trời hòa lưới

Dành cho hộ gia đình (Công suất thường dưới 10 kWp):

Công suất

Sản lượng điện tạo ra (kWh/ngày)

Giá lắp đặt

3 kWp~12 kWh39 – 45 triệu đồng
5 kWp~20 kWh65 – 75 triệu đồng
10 kWp~40 kWh130 – 150 triệu đồng
  • Chi phí trung bình: Khoảng 14 triệu đồng/1 kWp.

Dành cho doanh nghiệp (Công suất trên 10 kWp):

Công suất

Giá lắp đặt (trên mỗi kWp)

Dưới 100 kWp10 triệu đồng/kWp
Từ 100 đến 300 kWp8 – 9 triệu đồng/kWp
Từ 300 đến 1 MWp7 – 8 triệu đồng/kWp
Trên 1 MWp6 – 7 triệu đồng/kWp

Lưu ý: Công suất càng lớn, giá mỗi kWp càng giảm, giúp tối ưu chi phí.

Điện năng lượng mặt trời áp mái

2. Chi phí lắp hệ thống điện mặt trời độc lập

  • Giá trung bình: 23 – 30 triệu đồng/kWp.
  • Hệ thống ắc quy lưu trữ: Chi phí tăng cao nếu cần lưu trữ lớn, có thể lên đến 40 triệu đồng/kWp.
  • Ứng dụng: Phù hợp cho vùng núi, hải đảo không có điện lưới.

3. Chi phí lắp hệ thống điện mặt trời Hybrid

Công suất

Giá lắp đặt

3 kWp80 – 100 triệu đồng
5 kWp100 – 140 triệu đồng
10 kWp190 – 220 triệu đồng
15 kWp260 – 290 triệu đồng
  • Ưu điểm: Kết hợp được cả hòa lưới và lưu trữ, phù hợp với những nơi cần dự phòng điện.
  • Giá trung bình: Khoảng 20 triệu đồng/kWp.

Hướng dẫn chọn công suất phù hợp

Hộ gia đình:

  • Dựa vào hóa đơn điện hàng tháng:
    • < 1 triệu đồng/tháng: Công suất khuyến nghị 3 – 5 kWp.
    • > 1 triệu đồng/tháng: Công suất khuyến nghị 5 – 10 kWp.

Doanh nghiệp:

  • Xác định nhu cầu sử dụng điện.
  • Đầu tư hệ thống lớn để giảm chi phí trung bình trên mỗi kWp và tận dụng chính sách khuyến khích của nhà nước.

Lưu ý:

  • Không gian lắp đặt: Cần tính toán diện tích mái nhà có thể sử dụng.
  • Khả năng tài chính: Đầu tư phù hợp với ngân sách và nhu cầu thực tế.
  • Tư vấn chuyên nghiệp: Liên hệ nhà cung cấp để được hỗ trợ chi tiết.

6. Cách tính toán chi phí lắp đặt điện mặt trời:

1. Dành cho Hộ Gia đình

Để tính chi phí, cần dựa vào số tiền điện trung bình mỗi tháng mà gia đình sử dụng.

Trường hợp 1: Số tiền điện trung bình/tháng < 1 triệu đồng

  • Công suất khuyến nghị: 3-5 kWp.
  • Hệ thống này sẽ tạo ra khoảng 12-25 kWh/ngày, phù hợp với nhu cầu sử dụng điện vừa phải.

Trường hợp 2: Số tiền điện trung bình/tháng > 1 triệu đồng

  • Công suất khuyến nghị: 4-10 kWp.
  • Sản lượng điện từ 16-50 kWh/ngày.
  • Lưu ý cần xem xét thêm:
  • Không gian lắp đặt: Diện tích mái nhà cần thiết để đặt các tấm pin.
  • Ngân sách tài chính: Tùy thuộc vào khả năng đầu tư ban đầu.

Lưu ý: Trung bình mỗi 1 kWp tạo ra 4-5 kWh/ngày. Ví dụ: Hệ thống 5 kWp tạo ra khoảng 20-25 kWh/ngày.

2. Dành cho Doanh nghiệp

Doanh nghiệp, điện mặt trời tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Nó cũng nâng cao giá trị thương hiệu.

Lựa chọn công suất hệ thống:

  • Tối thiểu: 5 kWp (cho văn phòng nhỏ).
  • Thông thường: Từ 10 kWp trở lên, đặc biệt là đối với doanh nghiệp sản xuất.
  • Hệ thống lớn: Với các doanh nghiệp có nhu cầu năng lượng cao, công suất có thể lên tới hàng trăm kWp hoặc vài MWp.

Ưu điểm khi lựa chọn công suất lớn:

  • Giá chi phí trung bình trên mỗi kWp giảm.
  • Hiệu suất vận hành tối ưu hơn.

7. Các câu hỏi thường gặp về điện năng lượng mặt trời

1. Sử dụng hệ thống điện mặt trời có đảm bảo an toàn không?

Khi đấu nối lắp đặt các hệ thống điện năng lượng mặt trời, công ty và kỹ sư lắp đặt đã tính toán kỹ lưỡng sao cho chính xác với các vật dụng sử dụng điện. Vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng điện mặt trời.

2.  Tôi chưa biết gì về điện mặt trời có lắp đặt được hay không?

Những ưu điểm mà điện mặt trời mang lại cho chúng ta là vô cùng to lớn như:

Tự chủ nguồn điện 

Đầu tư sinh lời 

Giảm thiểu chi phí

Bảo vệ môi trường

Giảm gánh nặng cho quốc gia

……..

Vì thế ngay cả khi các bạn chưa hiểu gì về điện mặt trời thì cũng nên tìm hiểu qua và lắp đặt cho mình một hệ thống. 

PRO SOLAR sẽ là đơn vị hỗ trợ tư vấn cho quý khách hàng về điện năng lượng mặt trời một cách tổng quát và đơn giản nhất.

3. Chi phí đầu tư lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời khoảng bao nhiêu tiền?

Chi phí đầu tư cho hệ thống điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam có giá khoảng 8 triệu – 11 triệu đồng/kW. Tùy thuộc vào vị trí ngôi nhà, khoảng cách vận chuyển nguyên vật liệu, tình trạng ngôi nhà,… mà báo giá lắp đặt hệ thống điện mặt trời cũng khác nhau. Để được tư vấn cụ thể quý khách xin vui lòng liên hệ với các chuyên gia của Pro solar.

4. Tôi có thể tự lắp đặt điện mặt trời không?

Nhiều người muốn tiết kiệm tiền nên lựa chọn tự lắp đặt hệ thống điện mặt trời. Nếu bạn quan tâm đến việc cài đặt hệ thống của riêng mình thì cần nghiên cứu, xem xét kỹ các hướng dẫn cài đặt để có cái nhìn tổng quan nhất về hệ thống mà bạn đang có ý định lắp, tránh những sai sót khi lắp đặt. 

Tuy nhiên Pro Solar khuyến cáo để đảm bảo chất lượng cũng như quá trình sử dụng tốt thì bạn có thể thuê công ty lắp đặt. Hãy lựa chọn những công ty cung cấp hệ thống điện mặt trời gồm các trình lắp đặt đi kèm.

5. Nên dùng tấm pin mặt trời của hãng sản xuất nào?

Các tấm pin năng lượng mặt trời được sử dụng rộng rãi hiện nay:

JINKO SOLAR

Hanwha Q Cells

Canadian Solar

LONGi Solar

JA Solar

AE Solar

Trên đây là TOP các tấm pin năng lượng mặt trời được sử dụng trên thế giới và tại Việt Nam. Khách hàng có thể yên tấm chọn lựa các tấm pin theo danh sách trên. Tuy nhiên các tấm pin trên vẫn có sự chênh lệch về giá cả nên khách hàng thường suy nghĩ và khó chọn tấm pin năng lượng mặt trời.

Trên thị trường hiện tại có nhiều loại tấm pin mặt trời trôi nỗi, tấm pin giả, tấm pin loại B, hàng kém chất lượng. Làm khách hàng không hiểu biết sẽ rất dễ chọn nhầm tấm pin.

Quý khách nên chọn công ty lắp đặt điện năng lượng mặt trời có uy tín, chất lượng để mua tấm pin năng lượng mặt trời.

8. Đơn vị cung cấp điện mặt trời uy tín nhất TP.Hồ Chí Minh

Prosolar là đơn vị cung cấp và lắp đặt hệ thống điện mặt trời uy tín tại TP.           Hồ Chí Minh, cam kết mang đến sản phẩm chất lượng và dịch vụ chuyên nghiệp.

Prosolar luôn tận tâm giúp khách hàng chọn giải pháp năng lượng mặt trời phù hợp, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.

Khách hàng & Đối tác