30+ Câu hỏi thường gặp về điện năng lượng mặt trời

1. Lắp đặt điện mặt trời mái nhà thì có cần dùng điện lưới nữa không?

Điều này phụ thuộc mô hình lắp đặt, nhu cầu sử dụng, quy mô công trình, sản lượng điện mà hệ thống điện mặt trời mái nhà sản xuất được.

Nếu lắp đặt hệ thống ĐMTMN độc lập với lưới điện quốc gia, có ắc quy lưu trữ và sản lượng điện sản xuất ra đáp ứng đủ nhu cầu phụ tải, thì gia đình không cần sử dụng điện lưới. Nếu sản lượng điện mặt trời không đủ, thì vẫn cần sử dụng thêm điện lưới.

ắp đặt điện mặt trời mái nhà

2. Ban đêm, hệ thống điện mặt trời mái nhà có thể tạo ra điện không?

Hệ thống điện mặt trời mái nhà không thể sản xuất ra điện vào ban đêm.

Nếu không muốn sử dụng điện lưới vào thời điểm này, khách hàng có thể nghiên cứu trang bị thêm bộ lưu trữ điện (pin lưu trữ). Tuy nhiên, chi phí sẽ cao hơn và thời gian hoàn vốn sẽ lâu hơn so với hệ thống nối lưới không có ắc quy lưu trữ. 

hệ thống điện mặt trời mái nhà ban đêm

3. Điện năng lượng mặt trời đem lại những lợi ích gì?

Lợi ích cụ thể của điện năng lượng mặt trời là:

Tiết kiệm đến hơn 90% chi phí điện năng hàng tháng cho quá trình sinh hoạt và sản xuất.

Lắp đặt và sử dụng điện mặt trời đảm bảo lượng điện sử dụng ổn định, không bị chập chờn hay mất điện thất thường nữa.

Lắp đặt 1 lần nhưng lại có thời gian sử dụng lâu lên tới 30 năm.

Giúp nâng tầm ngôi nhà, doanh nghiệp của bạn lên, trở nên hiện đại và sang trọng hơn

Bảo vệ môi trường, làm giảm bớt ô nhiễm nguồn không khí, giảm quá trình hiệu ứng nhà kính.

Có thể đem lại một khoản thu nhập thụ động khi bán lại điện dư cho EVN.

4. Cách dự toán chi phí lắp điện mặt trời cho gia đình?

Có 2 trường hợp có thể xảy ra khi bạn dự toán chi phí lắp một hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái cho gia đình mình. Trước tiên là kiểm tra lại sơ bộ số tiền điện trung bình mỗi tháng mà gia đình bạn phải trả.

Trường hợp 1: Số tiền điện trung bình mỗi tháng < 1 triệu đồng.

Nếu bạn ở trường hợp này thì thật tiếc phải chia sẻ là lợi ích kinh tế khi bạn lắp điện mặt trời là rất thấp. Thời gian thu hồi vốn khá lâu, vì thế bạn phải cân nhắc lại việc có nên lắp đặt hay không. Nếu bạn vẫn muốn lắp đặt để sử dụng năng lượng sạch thì có thể cân nhắc hệ thống công suất 3kWp.

Trường hợp 2: Số tiền điện trung bình mỗi tháng > 1 triệu đồng.

Có thể cân nhắc lắp đặt hệ thống từ 3~10 kWp.

Với mức đầu tư cho hệ thống này khoảng 16 – 18 triệu VNĐ/1kWp (tùy theo vị trí lắp đặt, kết cấu mái và loại sản phẩm), ta cứ lấy số công suất nhân cho xuất đầu tư. Ví dụ: hệ thống 3 kWp sẽ có chi phí từ 48 triệu – 58 triệu (3×16 triệu và 3×18 triệu).

Thời gian hoàn vốn chỉ mất khoảng 4 – 5 năm. Đầu tư hệ thống càng lớn, mức đầu tư cho 1kWp càng nhỏ, thời gian hoàn vốn càng rút ngắn.

5. Hệ thống điện mặt trời hoạt động như thế nào?

Đầu tiên, hệ thống pin năng lượng mặt trời được lắp đặt ở mái nhà hoặc những nơi thuận lợi để thu nhiều ánh sáng mặt trời nhất. Ánh sáng mặt trời chiếu vào pin, được hấp thụ và biến đổi thành dòng điện 1 chiều theo hiệu ứng quang điện.

Dòng điện một chiều sẽ được thiết bị inverter chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều. Từ đó tạo ra dòng điện cung cấp cho các thiết bị điện và nhu cầu sử dụng điện của chúng ta.

Tấm pin năng lượng

6. Cấu tạo của hệ thống điện mặt trời gồm những gì?

Các thành phần chính cho hệ thống hòa lưới là:

Các tấm pin mặt trời để thu ánh sáng mặt trời. 

Biến tần để chuyển đổi dòng điện từ pin mặt trời sản xuất ra dòng điện tương ứng với các thiết bị điện gia dụng

Giá đỡ để gắn kết các tấm pin với mái nhà. 

Các thành phần chính cho hệ thống độc lập là: 

Các tấm pin mặt trời để thu năng lượng mặt trời

Biến tần để chuyển đổi dòng điện

Giá đỡ là nền móng để gắn các tấm pin 

Ắc quy điện để lưu trữ lượng điện mặt trời tạo ra

Bộ điều khiển sạc năng lượng mặt trời để kiểm soát các tấm pin sạc. 

Ngoài các thiết bị sẵn này còn có các thiết bị khác đi kèm như: đồng hồ điện, bộ ngắt kết nối, dây điện.

7. Sử dụng hệ thống điện mặt trời có đảm bảo an toàn không?

Khi đấu nối lắp đặt các hệ thống điện năng lượng mặt trời, công ty và kỹ sư lắp đặt đã tính toán kỹ lưỡng sao cho chính xác với các vật dụng sử dụng điện. Vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng điện mặt trời.

8. Tôi chưa biết gì về điện mặt trời có lắp đặt được hay không?

Những ưu điểm mà điện mặt trời mang lại cho chúng ta là vô cùng to lớn như:

Tự chủ nguồn điện 

Đầu tư sinh lời 

Giảm thiểu chi phí

Bảo vệ môi trường

Giảm gánh nặng cho quốc gia

……..

Vì thế ngay cả khi các bạn chưa hiểu gì về điện mặt trời thì cũng nên tìm hiểu qua và lắp đặt cho mình một hệ thống. 

PRO SOLAR sẽ là đơn vị hỗ trợ tư vấn cho quý khách hàng về điện năng lượng mặt trời một cách tổng quát và đơn giản nhất.

9. Chi phí đầu tư lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời khoảng bao nhiêu tiền?

Chi phí đầu tư cho hệ thống điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam có giá khoảng 8 triệu – 11 triệu đồng/kW. Tùy thuộc vào vị trí ngôi nhà, khoảng cách vận chuyển nguyên vật liệu, tình trạng ngôi nhà,… mà báo giá lắp đặt hệ thống điện mặt trời cũng khác nhau. Để được tư vấn cụ thể quý khách xin vui lòng liên hệ với các chuyên gia của Pro solar.

10. Tôi có thể tự lắp đặt điện mặt trời không?

Nhiều người muốn tiết kiệm tiền nên lựa chọn tự lắp đặt hệ thống điện mặt trời. Nếu bạn quan tâm đến việc cài đặt hệ thống của riêng mình thì cần nghiên cứu, xem xét kỹ các hướng dẫn cài đặt để có cái nhìn tổng quan nhất về hệ thống mà bạn đang có ý định lắp, tránh những sai sót khi lắp đặt. 

Tuy nhiên Pro Solar khuyến cáo để đảm bảo chất lượng cũng như quá trình sử dụng tốt thì bạn có thể thuê công ty lắp đặt. Hãy lựa chọn những công ty cung cấp hệ thống điện mặt trời gồm các trình lắp đặt đi kèm.

11. Nên dùng tấm pin mặt trời của hãng sản xuất nào?

Các tấm pin năng lượng mặt trời được sử dụng rộng rãi hiện nay:

JINKO SOLAR

Hanwha Q Cells

Canadian Solar

LONGi Solar

JA Solar

AE Solar

Trên đây là TOP các tấm pin năng lượng mặt trời được sử dụng trên thế giới và tại Việt Nam. Khách hàng có thể yên tấm chọn lựa các tấm pin theo danh sách trên. Tuy nhiên các tấm pin trên vẫn có sự chênh lệch về giá cả nên khách hàng thường suy nghĩ và khó chọn tấm pin năng lượng mặt trời.

Trên thị trường hiện tại có nhiều loại tấm pin mặt trời trôi nỗi, tấm pin giả, tấm pin loại B, hàng kém chất lượng. Làm khách hàng không hiểu biết sẽ rất dễ chọn nhầm tấm pin.

Quý khách nên chọn công ty lắp đặt điện năng lượng mặt trời có uy tín, chất lượng để mua tấm pin năng lượng mặt trời.

12. Sự khác biệt giữa pin năng lượng mặt trời mono và poly?

Khi bạn muốn đánh giá các tấm pin năng lượng mặt trời trong hệ thống quang điện mà bạn muốn thiết lập thì bạn sẽ có hai sự lựa chọn là pin năng lượng mặt trời monocrystalline (mono) và polycrystalline (poly).

Cả hai tấm pin năng lượng mặt trời mono và poly đều có cùng chức năng trong toàn bộ hệ thống năng lượng mặt trời là: chúng thu năng lượng từ ánh nắng mặt trời và biến nó thành điện năng.

Cả hai đều được làm từ silic, sillic được sử dụng trong các tấm pin mặt trời vì nó là một nguyên tố tự nhiên phổ biến, rất bền, tuy nhiên trong tự nhiên thì silic rất hiếm khi tồn tại ở trạng thái tinh khiết mà hầu như luôn nằm trong hợp chất với các nguyên tố khác. Nhiều nhà sản xuất pin năng lượng mặt trời thường sản xuất cả hai tấm monocrystalline và polycrystalline.

Cả hai tấm pin mặt trời mono và poly có thể là sự lựa chọn rất tốt cho nhà hay công trình của bạn, nhưng có những điểm khác biệt chính giữa hai tấm pin mà bạn nên hiểu trước khi đưa ra quyết định cuối cùng là bạn nên mua loại nào.

13. Đầu nối MC4 là gì?

Đầu nối MC4 được viêt tắt của nhà sản xuất Multi-Contact (nay là Stäubli Electrical Connector) và 4 là đại diện chân tiếp xúc có đường kính 4mm các đầu nối điện một tiếp điểm thường được sử dụng để kết nối các tấm pin mặt trời với nhau.Các đầu MC4 cho phép dễ dàng đấu nối các tấm pin mặt trời lại với nhau bằng cách ép các đầu nối từ các tấm pin liền kề với nhau bằng tay, nhưng yêu cầu phải có một dụng cụ dùng để ngắt kết nối giữa chúng, để đảm bảo chúng không bị vô tình ngắt kết nối khi cáp bị kéo giãn. MC4 và các sản phẩm tương thích là phổ biến trên thị trường năng lượng mặt trời ngày nay, được trang bị gần như ở tất cả các tấm pin mặt trời được sản xuất từ khoảng năm 2011 trở về sau. Được sản xuất với điện áp định mức ban đầu là 600V, các phiên bản mới hơn được có thể chịu được mức 1500V, cho phép tạo chuỗi pin mặt trời dài hơn.

14. Có những hệ thống điện năng lượng mặt trời nào?

Có 3 hệ thống điện năng lượng mặt trời chính:

– Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới (Ongrid) là hệ thống kết nối trực tiếp với lưới điện quốc gia. Lưới điện đóng vai trò như bộ lưu trữ điện, tức là bạn sẽ không cần phải mua thêm pin lưu trữ hay bộ ắc quy lưu trữ. Điều này giúp tiết kiệm được nhiều chi phí lắp đặt. Vì thế mà chúng tôi luôn khuyên khách hàng sử dụng hệ thống hòa lưới cho ngôi nhà của bạn. 

– Trường hợp nếu bạn ở nơi có điện lưới chập chờn, không có khả năng kết nối với lưới điện thì bạn có thể lựa chọn hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập (Offgrid). Hệ thống sử dụng ắc quy hoặc pin lưu trữ điện để bạn có thể lưu trữ năng lượng và sử dụng điện khi trời tối. 

– Ngoài ra bạn có thể lắp đặt hệ thống điện mặt trời kết hợp hòa lưới và độc lập (Hybrid). Loại hệ thống này gần như với hệ thống hòa lưới nhưng có thêm ắc quy/pin lưu trữ để lưu trữ điện trong trường hợp mất điện..

15. Làm thế nào để tính sản lượng điện hệ thống đã sinh ra?

Ta có công thức tính sản lượng điện hệ thống năng lượng mặt trời sinh ra như sau:

E = A × r × H × f

Trong đó: 

E: sản lượng của hệ thống điện mặt trời tính trung bình (kWh)

A: tổng diện tích tấm pin mặt trời (m2)

r: hiệu suất của tâm pin mặt trời (%)

f: hệ số tổn thất do chuyển đổi điện từ 1 chiều thành xoay chiều. Hệ số này thường được lấy là 0,75. 

H: cường độ bức xạ ánh sáng mặt trời trung bình (kWh/m2)

16. Lắp đặt hệ thống điện mặt trời công suất bao nhiêu là phù hợp?

Lắp đặt điện mặt trời có công suất bao nhiêu tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng điện hàng tháng và tiền đầu tư của bạn, mà lựa chọn công suất hệ thống sao cho phù hợp và tối ưu nhất. PRO SOLAR xin gợi ý cho bạn 01 số VD cụ thể như sau :

Các hộ gia đình có hoá đơn tiền điện 1-1.5 triệu 1 tháng thì lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời 5kW

Các hộ gia đình có hóa đơn tiền điện từ 1.5 – 2 triệu thì nên lắp hệ thống điện năng  lượng mặt trời 10kW.

Các hộ gia đình có hóa đơn tiền điện từ 2 triệu đến 3 triệu thì nên lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời 15kW

17. Đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời bao lâu thì hoàn vốn?

Đầu tư điện năng lượng mặt trời là giải pháp tối ưu nhất cho các nhà đầu tư. Quý khách chỉ cần bỏ ra vốn ban đầu để lắp đặt. Tuỳ vào số tiền bỏ ra và công suất của hệ thống mà thời gian thu hồi vốn khác nhau.

Hiện nay, trung bình thời gian hoàn vốn của mỗi hệ thống là từ 2-3 năm khi vừa sử dụng vừa bán điện dư cho EVN. Sau đó hàng tháng quý khách hàng sẽ được hưởng một nguồn thu nhập thụ động từ điện mặt trời.

18. Hệ thống điện năng lượng có tuổi thọ là bao lâu?

Các tấm pin năng lượng mặt trời có thể tồn tại được từ 25-30 năm. Với thời gian tồn tại lâu như vậy thì các bạn có thể yên tâm và sử dụng nó ổn định trong một thời gian dài. Tuy nhiên có những thiết bị cấu thành lại cần phải có sự thay thế như:

Bộ biến tần (inverter) chuỗi hòa lưới : Có thể tồn tại 10- 20 năm.

Inverter ngoài lưới: Có tuổi thọ từ 5-20 năm.

Bộ ắc quy lưu trữ điện năng lượng mặt trời: 5-10 năm. 

Kiểm tra và xem xét kỹ tổng chi phí để chắc chắn bạn có tính đến việc thay thế một số bộ phận này trong tương lai hay không?

Ngoài ra nếu lắp những hệ thống pin, thiết bị lắp đặt không đủ tiêu chuẩn chất lượng thì cũng sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của tấm pin.

19. Chế độ bảo hành hệ thống điện mặt trời như thế nào?

Với những hệ thống điện mặt trời khác nhau sẽ có cơ chế bảo hành khác nhau. Ngoài những chính sách bảo hành của hãng sản xuất, Pro Solar còn đưa ra một số điều khoản bảo hành khác đem lại khách hàng lợi ích lâu dài như:

Pro Solar tiếp nhận phản hồi từ khách hàng, cách giải quyết ngay sau khi tiếp nhận phản hồi từ khách hàng.

Cam kết áp dụng đúng chính sách bảo hành theo đúng tiêu chuẩn của hãng

Đối với sản phẩm tấm pin mặt trời, Pro Solar chúng tôi thực hiện chính sách bảo hành hiệu suất tấm pin lên đến 30 năm và 15 năm bảo hành vật lý giúp quý khách hàng an tâm sử dụng.

Để đảm bảo chất lượng dịch vụ, vui lòng liên hệ với chúng tôi để thực hiện kiểm tra định kỳ hệ thống cho khách hàng 6 tháng/lần trong vòng 2 năm.

20. Hệ thống điện năng lượng mặt trời có hoạt động khi mất điện không?

Đối với hệ thống hòa lưới thì khi mất điện bạn sẽ không sử dụng được bởi phần điện lưới mà thiết bị điện mặt trời tạo ra được lưu trữ trực tiếp trên lưới điện. 

Với hệ thống độc lập và Hybrid có sử dụng pin lưu trữ điện thì khi mất điện sẽ vẫn có điện để sử dụng bởi tự chủ được nguồn ắc quy lưu trữ điện.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời có hoạt động

21. Trong những ngày mây mù, mưa, mùa đông hệ thống có tạo ra điện không?

Công suất của hệ thống pin mặt trời trong mùa đông hay những ngày trời mưa, nhiều mây mù có thể giảm theo bức xạ mặt trời. Vi vậy vào thời điểm này, hệ thống sẽ sử dụng điện từ điện lưới nếu công suất sử dụng lớn để cung cấp cho các thiết bị sinh hoạt. Nên quý khách có thể yên tâm sử dụng vào mùa đông và những ngày trời mưa mà không bị mất điện nhé.

22. Tấm pin mặt trời bao lâu nên vệ sinh một lần?

Hãy duy trì vệ sinh tấm pin mặt trời định kỳ từ 1-2 tháng một lần để hệ thống được hoạt động tốt nhất. Tuy nhiên nếu khu vực bạn sinh sống có quá nhiều bụi bẩn, lá cây thì hãy chú ý vệ sinh nhiều hơn nữa.

23. Tôi có thể giám sát trực tuyến lượng điện phát ra của hệ thống không?

Hiện nay đa phần các hãng sản xuất inverter đều tích hợp với một ứng dụng hay phần mềm theo dõi hoạt động của hệ thống thông qua internet. Nếu hệ thống quang điện được lắp đặt với hệ thống giám sát thì có thể tiến hành giám sát trực tuyến lượng điện phát ra.

Ngoài ra có thể giám sát các dữ liệu quan trọng của thiết bị, chất lượng điện, …

24. Cách vệ sinh pin năng lượng mặt trời?

Bước 1: Tắt hệ thống điện năng lượng mặt trời

Bước 2: Dùng vòi có áp suất thấp xịt ướt tất cả bề mặt các tấm pin. Sử dụng chổi rữa pin và dung dịch vệ sinh chuyên dụng lau chùi nhẹ nhàng trên bề mặt tấm pin

Bước 3: Rữa lại bằng nước sạch vời vòi áp xuất thấp

Bước 4: Chờ từ 30-45p để các tấm pin và dây kết nối khô ráo

Bước 5: Bật lại công tắc DC trên biến tần Inverter và cầu chì Dc trên tủ điện

25. Giải pháp ESCO là gì?

Giải pháp ESCO các doanh nghiệp hoặc cá nhân sẽ tận dụng phần mái nhà xưởng nhàn rỗi của mình để tiến hành lắp đặt các dự án điện mặt trời mái nhà. Các công ty thi công lắp đặt và đối tác công ty đầu tư tài chính sẽ tiến hành cung cấp trọn gói hệ thống điện mặt trời từ khâu tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng, đảm bảo hiệu suất hệ thống trong suốt quá trình vận hành dự án.

26. Khách hàng được gì khi lựa chọn giải pháp ESCO?

a. Các doanh nghiệp sẽ không phải chịu bất kỳ một rủi ro nào khi tham gia ESCO cùng với Đơn vị thi công.

b. Doanh nghiệp không phải phụ thuộc quá nhiều vào điện lưới EVN và tự có cho mình hệ thống điện mặt trời để sử dụng cũng như tự phòng vệ trước sự gia tăng giá điện hàng năm.

c. Các doanh nghiệp được dùng với giá điện thấp hơn nhiều so với mức giá của điện lưới. Vì vậy sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm.

d. Đặc biệt doanh nghiệp sẽ được sử dụng hệ thống điện mặt trời hoàn toàn miễn phí và thừa hưởng toàn bộ doanh thu của hệ thống sau 20 năm. Bạn có thể khai thác dự án lên đến khoảng 10 năm và tiết kiệm lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm

e. Lắp đặt hệ thống điện mặt trời sẽ giúp làm mái nhà xưởng của doanh nghiệp bạn mát hơn khoảng 5 độ C đấy.

f. Giúp nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp bạn.

27. Thế nào là Tấm pin mặt trời giả, hiệu suất kém? cách phân biệt?

– Thứ nhất, khung nhôm móp méo, ngoại hình xấu, cell pin xước, mẻ, xuất hiện vết rạn, keo dính tràn trên mặt kính, đường hàn khá cẩu thả… Dấu hiệu này khá dễ nhìn thấy. Đối với các tấm chất lượng kém, ngoại hình đẹp có thể kiểm tra dựa vào việc test công suất, chụp chiếu… 

– Thứ hai, các tấm pin kém chất lượng, giả thường tạo ra sản lượng điện thấp. Dù hệ thống dùng sản phẩm Inverter hệ khung dàn nhôm, lưới tốt, dây solar, Spd, mcb dc chuyên nghiệp.

– Thứ 3. Ngoài các tấm pin kém chất lượng thì có 1 loại giá rẻ, không có thương hiệu hoặc thương hiệu lạ, làm tinh xảo hơn và bán giá “đắt ngang ngửa” pin chính hãng. Loại này thường được gọi dưới cái tên “Pin hiệu suất thấp”. Để phân biệt loại này rất khó, cần có công cụ và đơn vị kiểm tra hiệu suất pin. Tại Pro solar đã có hướng dẫn cụ thể cách kiếm tra hiệu suất pin cho khách hàng qua 2 video “Làm sao kiểm tra hiệu suất – công suất thật của pin năng lượng mặt trời?

28. Pin lưu trữ lithium là gì?

Pin lưu trữ lithium còn gọi là pin Lithium Li-ion hay pin Li-ion là loại pin sạc được. Trong quá trình sử dụng các ion lithium sẽ di chuyển từ điện cực âm đến điện cực dương. Khi pin hết năng lượng và sạc lại các ion này sẽ di chuyển ngược lại từ điện cực dương đến điện cực âm.

Như vậy pin Lithium sử dụng hợp chất Lithium để làm vật liệu điện cực. Loại pin này được ứng dụng rộng rãi trong đời sống như sử dụng tại máy tính cá nhân, điện thoại, đồ chơi điện tử, xe điện cũng như đang được chú trọng phát triển trong quân đội, các ứng dụng của phương tiện di chuyển chạy bằng điện (như xe đạp điện, xe máy điện,…) và kĩ thuật hàng không

29. MPPT là gì??

MPPT thuật ngữ trong ngành điện công nghiệp hiện nay. MPPT viết tắt của Maximum Power Point Tracker. MPPT chính là bộ chuyển đổi điện tử với mục đích chính là tối ưu hóa sự phù hợp giữa các tấm pin năng lượng mặt trời cùng ác quy năng lượng mặt trời hiện nay. MPPT thực hiện chức năng chuyển đổi dòng điện DC điện áp cao hơn từ pin mặt trời xuống điện áp thấp hơn nhằm sạc ác quy điện mặt trời hiệu quả.

30. Những rủi ro khi lắp đặt điện mặt trời?

a.Sản phẩm được lựa chọn để lắp đặt không có chất lượng

b. Công ty không uy tín và chuyên nghiệp

c. Một số lỗi kỹ thuật thi công dẫn đến hư hỏng, hoặc hỏa hoạn

d. Hệ thống không đáp ứng yêu cầu về chất lượng, không thể hòa lưới với điện lực EVN

e. Lãng phí thời gian và tiền bạc vì các chi phí phát sinh khác như sửa chữa, thay thế

31. Nguyên lý pin mặt trời hoạt động như thế nào ?

Khi một photon chạm vào mảnh silic, một trong hai điều sau sẽ xảy ra:

1. Photon truyền trực xuyên qua mảnh silic. Điều này thường xảy ra khi năng lượng của photon thấp hơn năng lượng đủ để đưa các hạt electron lên mức năng lượng cao hơn.

2. Năng lượng của photon được hấp thụ bởi silic. Điều này thường xảy ra khi năng lượng của photon lớn hơn năng lượng để đưa electron lên mức năng lượng cao hơn.

Khi photon được hấp thụ, năng lượng của nó được truyền đến các hạt electron trong màng tinh thể. Thông thường các electron này lớp ngoài cùng, và thường được kết dính với các nguyên tử lân cận vì thế không thể di chuyển xa. Khi electron được kích thích, trở thành dẫn điện, các electron này có thể tự do di chuyển trong bán dẫn. Khi đó nguyên tử sẽ thiếu 1 electron và đó gọi là “lỗ trống”. Lỗ trống này tạo điều kiện cho các electron của nguyên tử bên cạnh di chuyển đến điền vào “lỗ trống”, và điều này tạo ra lỗ trống cho nguyên tử lân cận có “lỗ trống”. Cứ tiếp tục như vậy “lỗ trống” di chuyển xuyên suốt mạch bán dẫn.

Một photon chỉ cần có năng lượng lớn hơn năng luợng đủ để kích thích electron lớp ngoài cùng dẫn điện. Tuy nhiên, tần số của mặt trời thường tương đương 6000°K, vì thế nên phần lớn năng lượng mặt trời đều được hấp thụ bởi silic. Tuy nhiên hầu hết năng lượng mặt trời chuyển đổi thành năng lượng nhiệt nhiều hơn là năng lượng điện sử dụng được.

32. Cầu chì có tác dụng gì ?

Cầu chì được tạo từ kim loại rất dễ bị nóng chảy thế nên khi đường truyền tải điện có hiện tượng nóng lên do quá tải dòng điện hoặc chập điện tại vị trí nào đó thì đường dây trở nên nóng lên và dây chì sẻ bị nóng chảy rồi dẫn đến ngắt nguồn điện giúp phòng tránh sự cố chập cháy, hư hỏng cách thiết bị gia đình.

33. Nguyên lý hoạt động cầu chì là gì?

Cầu chì hoạt động dựa vào nguyên lí tự chảy hoặc uốn cong để tác rời mạch điện khi có cường độ dòng điện trong mạch tăng đột ngột.

Để thực hiện được công việc này thì điện trở của chất liệu làm dây cầu chì cần có nhiệt độ nóng chảy nhất định, kích thước và thành phần cấu tạo bên trong phù hợp

Trường hợp quá dòng càng lớn thì khả năng cắt mạch càng nhanh, mối quan hệ giữa thời gian cắt mạch của cầu chì và dòng điện qua nó gọi là đặc tính bảo vệ của cầu chì.

34. Vì sao NÊN chống sét điện mặt trời?

Điện mặt trời là nguồn năng lượng điện sạch, thân thiện với môi trường và được nhiều khách hàng lựa chọn. Nó còn là yếu tố giúp nâng cao giá trị công trình lên đến 3 – 5 lần. Tất nhiên, việc ứng dụng điện mặt trời vào sinh hoạt, sản xuất giúp tối ưu chi phí một cách hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, hệ thống điện mặt trời sẽ bị ảnh hưởng rất lớn nếu chịu sự tác động của sét. Đó là gì?

Tác động trực tiếp: Gây cháy nổ cho các tấm pin mặt trời, các đường dây hoặc bộ điều khiển;

Tác động gián tiếp: Tạo các xung điện quá áp đột biến có thể lan truyền trên các đường dây nguồn DC từ tấm pin về, dây tín hiệu cảm biến, dây nguồn AC nối ra lưới và các tải tiêu thụ.

Tất nhiên, điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ, hiệu suất của toàn bộ hệ thống. Bên cạnh đó, bạn cần phải tốn khá nhiều chi phí cho việc sửa chữa, thay mới thiết bị. Quan trọng hơn, nó làm gián đoạn mọi hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh,… của chủ đầu tư.

 tối ưu chi phí một cách hiệu quả nhất

TƯ VẤN VÀ BÁO GIÁ LẶP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Vui lòng điền các thông tin sau

Chúng tôi sẽ sớm liên hệ bạn

Tin tức liên quan

Khách hàng & Đối tác